Y tế học đường 08/09/2015 07:37:52
Lưu Ý Khi Sử Dụng Nước Oxy Già
Oxy già là dung dịch sát khuẩn đại trà. Tuy nhiên, ít người biết chúng có thể khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.
Theo Men's Health, nước oxy già (Hydrogen peroxid) có tác dụng tẩy uế, làm sạch vết thương và khử mùi. Ngoài ra, người ta dùng dung dịch này kết hợp với những chất khử khuẩn khác để tẩy uế tay, da và niêm mạc; rửa miệng trong điều trị viêm miệng cấp và súc miệng khử mùi; làm sạch ống chân răng và hốc tủy răng, nhỏ tai để loại bỏ ráy tai, cầm máu nhẹ.
Tuy nhiên, nước oxy già có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ nếu bạn quá lạm dụng nó.
|
1. Dùng oxy già để sát trùng vết thương hở
Theo bác sĩ ở trung tâm y tế Đại học Wexner, bang Ohio, Mỹ, oxy già có thể làm tổn thương cả các tế bào da khỏe mạnh, khiến quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn. Thay vì sát trùng vết thương hở bằng oxy già, bạn hãy rửa vết thương với nước sạch, thấm khô và dùng thuốc mỡ để ngăm sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Cuối cùng, bạn dùng một miếng gạc sạch bao phủ vết thương để tránh những tác động từ môi trường.
2. Dùng oxy già để rửa ống tai
Nhiều người cho rằng, oxy già có thể khiến ráy tai mềm ra và dễ dàng được làm sạch hơn. Tuy nhiên, ống tai rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mọi vết xước hay nước lọt vào tai đều có thể gây nhiễm trùng ống tai nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyên rằng bộ phận này có thể tự làm sạch.
Oxy già có thể khiến ráy tai mềm và dễ dàng lấy ra hơn. Tuy vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng khi đưa dung dịch này vào ống tai và cần chú ý thấm khô nước. Mọi chất lỏng đều có thể gây ra ù tai, mất thính lực hoặc điếc hoàn toàn.
3. Sát trùng vết mụn, lở loét
Ngoài công dụng sát trùng, oxy già có thể tẩy mở các vết nám, sẹo mụn... Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như ung thư, thay đổi kết cấu tế bào da nếu dùng nhiều lần trong thời gian dài. Dung dịch oxy già nồng độ đậm đặc có thể gây tổn thương mô, tế bào da...
Các chuyên gia khuyên bạn nên pha loãng dung dịch có nồng độ 27%, 30% trước khi dùng và không sử dụng oxy già liên tục trong thời gian dài.
Ngoài ra, chúng cũng có thể gây kích ứng bỏng da và niêm mạc đối với khoang miệng, da mặt... Thói quen súc miệng hoặc rửa miệng bằng oxy già loãng trong thời gian dài có thể gây phì đại nhú lưỡi (còn gọi là hiện tượng lưỡi có lông). Tuy nhiên, hiện tượng này không nguy hiểm đối với sức khỏe.
Chú ý khi sử dụng oxy già:
- Tránh dùng để rửa vết thương ở các khoang kín của cơ thể như đại tràng, đường ruột... do oxy được giải phóng ra không có đường thoát sẽ gây ra tắc khí mạch, vỡ đại tràng, viêm trực tràng, viêm loét đại tràng và hoại tử ruột…
- Không dùng để rửa các vết thương đang lên da non, vùng da dễ bị tổn thương bởi tính sát khuẩn mạnh có thể gây tổn hại nghiêm trong hơn cho mô và tế bào, khiến vết thương khó lành và để lại sẹo
Theo DS Hoài Thu (Xuân Thành sưu tầm)
» Tin mới nhất:
- Công văn số 4498/UBND-SYT ngày 16/08/2022 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. (18/08/2022 01:07:26)
- Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (11/09/2020 08:56:37)
- Thông báo Tổng truyền thông về phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết (29/11/2018 02:07:49)
- Thông báo về việc nhận Thẻ BHYT năm học 2018-2019 (09/11/2018 08:08:22)
- Thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh thông tuyến trên địa bàn TP Đà Nẵng (09/11/2018 08:06:03)
- Thông báo về tăng cường phòng, chống bệnh sốt xuất huyết (29/10/2015 10:06:28)
- Sinh viên Duy Tân Hiến máu Nhân đạo đầu Năm học (07/10/2015 08:07:25)
» Tin khác:
- Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015 (18/03/2015 09:16:51)
- Thông báo về việc tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của sinh viên năm học 2014-2015 (08/08/2014 03:44:30)
- Tìm hiểu về dịch bệnh sốt xuất huyết (18/06/2015 01:44:49)
- Những điều cần biết về dịch bệnh MERS (18/06/2015 01:42:37)
- Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở giáo dục đào tạo (16/04/2015 07:56:51)
- Danh mục 47 loại bệnh chỉ cần xin giấy chuyển tuyến một lần (19/01/2015 08:03:49)
- Tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ (14/10/2014 02:15:01)
- Hướng dẫn cách Phòng và Chống dịch bệnh Êbôla (11/08/2014 10:40:26)
- Say Nắng: cách phát hiện, sơ cứu và dự phòng (05/06/2014 08:03:55)
- Tăng cường phòng, chống dịch sởi (03/05/2014 07:28:34)